Thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội 2: “Hiện em đang ở nhà chăn lợn”

Đời sốngCầm tấm bằng thủ khoa xuất sắc ĐH Sư phạm Hà Nội 2 trở về quê hương, với mong ước trở thành cô giáo dạy Văn nhưng đã hơn một năm trôi qua, mơ ước làm cô giáo của Bùi Thị Hà vẫn còn dang dở.

Hơn một năm qua, cô thủ khoa đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quen với việc đồng áng, nuôi lợn cùng mẹ. Ra trường với tấm bằng giỏi, Hà là 1 trong 100 thủ khoa xuất sắc được vinh danh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Loading...
Hà với mong muốn trở thành một cô giáo dạy Văn.
Tốt nghiệp Đh Sự phạm Hà Nội với tấm bằng giỏi.

Sáu giờ ba mươi, lũ trẻ quanh xóm nơi gia đình Hà ở í ới gọi nhau đi học. Mỗi lần thấy bọn trẻ đi học là cô lại nhớ những ngày đi thực tập, ở đó Hà được học sinh gọi là cô giáo.

Còn hiện tại, sau khi chăn đàn lợn, hai mẹ con cô lại chuẩn bị lên nương thu hoạch lúa. Đầu tháng 10 ở Hà Giang là thời điểm thu hút khách du lịch, họ đến để ngắm những giọt sương mai óng ánh trên những cánh đồng lúa vàng. Còn Hà thì vẫn nghĩ về bụi phấn và những đứa trẻ.

Năm 2010 bố Hà đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn giao thông khiến kinh tế gia đình càng thêm túng quẫn. Từ đó bà Lượt – mẹ của Hà, một mình bươn chải làm đủ mọi nghề nuôi ba đứa con ăn học. Khó khăn chồng chất khó khăn lên đôi vai người mẹ nghèo, ba chị em Hà vì thương mẹ mà không ít lần có ý định nghỉ học.

Tạm gác lại ước mơ làm cô giáo, Hà chăm chỉ nuôi lợn và phụ mẹ kinh tế gia đình.

Gạt đi nỗi đau mất cha, Hà dồn hết tâm trí học để hoàn thành ước mơ trở thành cô giáo. Năm 2012, Hà bước đầu đạt được mục tiêu của mình khi em trúng tuyển vào khoa Văn, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2.

Không phụ lòng mong mỏi và sự hy sinh của mẹ, cả ba chị em Hà đều đạt kết quả cao trong học tập. Trong đó Hà vinh dự được Thành ủy TP.Hà Nội tổ chức lễ vinh danh là 1 trong 100 thủ khoa đầu ra xuất sắc nhất.

Cô giáo nhỏ bỏ bụi phấn về nuôi lợn.

Cầm tấm bằng xuất sắc trở về quê hương hoàn thành nốt mục tiêu còn lại trở thành cô giáo dạy Văn ngày nào. Tuy nhiên Hà cho hay: “Một năm qua tỉnh nhà không có đợt thi tuyển giáo viên nào.

“Nhưng, em không biết đợi đến bao giờ”, vừa nói Hà vừa rơi nước mắt. Cô đưa bàn tay lên vội lau đi. Hơn một năm qua, tay của Hà đã bị chai sạn đi nhiều, cô ước mong trên tay mình là bụi phấn thay vì một chiếc liềm gặt lúa..

Theo số liệu bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tháng 1/2017, cả nước hiện thừa 26.700 giáo viên. Tại hội thảo khoa học quốc gia về đào tạo giáo viên (tháng 5/2016), Bộ dự tính đến năm 2020, Việt Nam thừa trên 70.000 cử nhân sư phạm.

Một thực tế cho thấy, tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang xảy ra rất phổ biến, đòi hỏi bản thân các nhà chức trách phải có một kế hoạch về việc làm để tránh tình trạng cầm bằng đại học về ”bỏ xó”

Loading...