Rất nhiều năm sau chiến tranh, di chứng do chất da cam mà quân đội Mỹ rải xuống miền nam Việt Nam trong chiến dịch mang mật danh Ranch Hand là vô cùng khủng khiếp và ám ảnh.
Loading...
Chiến dịch mang mật danh Ranch Hand thực chất là hành động phun hoá chất khai quang của không quân Mỹ xuống Việt Nam. Chất khai quang này thường được gọi là chất da cam, có chứa dioxin, độc tố kinh hoàng nhất mà con người từng biết đến. Trong chiến dịch Ranch Hand, quân đội Mỹ không chỉ dùng máy bay để rải chất độc nguy hiểm. Họ còn đứng trên xe vận tải để trực tiếp phun thuốc diệt cỏ. Mục tiêu của Mỹ trong việc sử dụng chất độc diệt cỏ là tạo ra những vùng đất khiến cây cối không thể mọc ở miền nam Việt Nam để từ đó ngăn quân đội từ miền bắc ngụy trang tiến vào giải phóng miền nam.
Cuộc chiến đã qua đi nhưng nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần thì vẫn còn ở lại
Cậu bé Lê Văn O., 14 tuổi mắc khiếm thị bẩm sinh do ảnh hưởng của chất độc da cam. Ảnh chụp ngày 28/3/2016. Ảnh: AFPMột bé gái 10 tuổi ở TP.HCM sinh ra đã không có hai tay do di chứng của chất độc da cam. Bé phải tập viết bằng chân. Ảnh chụp tháng 12/2004. Ảnh: Wikimedia CommonsMột cậu bé 5 tuổi khiếm thị và câm bẩm sinh do ảnh hưởng của chất dioxin, ngồi bên cửa sổ của một trại trẻ mồ côi ở Huế tháng 9/2011. Ảnh: GettyKan Lay, 55 tuổi, ôm con trai 14 tuổi bị khuyết tật thể chất trầm trọng vì chất da cam.Di chứng của loại thuốc diệt cỏ mà quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam vẫn còn hiện hữu tại nhiều địa phương dù chiến tranh đã lùi xa rất lâu. Trong ảnh là chị Tran Thi Nghia tắm cho con gái bị khuyết tật bẩm sinh, nạn nhân của chất độc da cam. Ảnh: GettyHoàng Duc Mui, cựu chiến binh Việt Nam, nói chuyện với các cựu chiến binh Mỹ trong chuyến thăm Làng Hữu Nghị tháng 9/2003. Làng Hữu Nghị ở Hà Nội là nơi hàng ngày các cựu chiến binh và con em họ phải từng ngày vật lộn với di chứng chất độc da cam. Ảnh: AFP/GettyNgười đàn ông với một cánh tay bị biến dạng bẩm sinh do chất độc da cam phải đi ăn xin bên ngoài một nhà thờ ở thành phố Hồ Chí Minh. Vì những khiếm khuyết trên cơ thể, anh gần như không thể tìm cho mình một công việc ổn định. Ảnh: Wikimedia CommonsMột bé trai sinh ra không có mắt nằm trên giường tại một trại trẻ mồ côi ở Ba Vì, Hà Nội tháng 3/2011. Trại là nơi sinh sống của 125 trẻ mắc khuyết tật bẩm sinh do chất độc da cam. Ảnh: GettyNguyen Xuan Minh, bé trai mắc dị tật nghiêm trọng do ảnh hưởng của chất độc sau chiến tranh. Ảnh được chụp tại TP.HCM tháng 5/2005. Ảnh: GettyBé gái Nguyen Hong Van, 13 tuổi, mắc rối loạn về da và khuyết tật tâm thần ngay từ khi mới lọt lòng. Em lớn lên ở gần một địa điểm ở Đà Nẵng, nơi quân đội Mỹ từng lưu trữ chất da cam. Ảnh: GettyGiáo sư Nguyen Thi Ngoc Phuong chụp ảnh cùng các nạn nhân vô tội của chất độc da cam. Các em phải chịu những tổn thương cả về thể chất lẫn trí não ngay từ khi sinh ra. Ảnh được chụp tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam tháng 12/2004. Ảnh: Wikimedia CommonsDi chứng của chất độc da cam ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người dân Việt Nam sau chiến tranh. Hai cậu bé trong ảnh sống trong một ngôi làng có nhiều nạn nhân da cam. Các em là thế hệ được sinh ra sau khi chiến tranh kết thúc đã lâu nhưng vẫn phải mang nhiều di chứng. Ảnh: A. Strakey/Flickr