Hé lộ những sự thật ít ai biết về E-kip “tây du ký” phiên bản đầu tiên

Trải qua hơn 30 năm phát hành nhưng mỗi khi xem lại Tây Du Ký không ít người vẫn còn cảm thấy hay như lần đầu tiên công chiếu. Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình quay phim cả e-kip Tây du ký không nhận được sự đầu tư nhiều như mong muốn, nhưng kết quả đạt được thì lại ngoài sức tưởng tượng. Tờ Sina miêu tả đây là “thần kỳ phim truyền hình”, phim để đời của ba thế hệ từ 7x đến 9x. Nhưng ít ai biết rằng khi lên ý tưởng thực hiện phim, đạo diễn Dương Khiết và ê-kíp gặp rất nhiều khó khăn. Có thể nói chặng đường quay phim Tây du ký chẳng thua gì “Đường Tăng lấy chân kinh”.

Tây du ký không thuộc các dự án truyền hình giải trí được đầu tư lớn lúc bấy giờ. 25 tập phim được quay trong 6 năm, phải di chuyển khắp 30 tỉnh thành do thiếu phim trường. Bấm máy năm 1982, năm 1986 phát sóng 11 tập đầu tiên, đạt rating kỷ lục 89,4%. Sau đó, đoàn phim quay tiếp đến năm 1988 và chiếu trọn vẹn 25 tập. Đoàn phim lúc đó quay chật vật vì kinh phí 6 triệu NDT chỉ đủ thuê 1 quay phim, 1 máy quay.

Tây du ký, đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã bị phê bình. Tổ thanh tra bức xúc khi biết đoàn phim bị cắt gọt kinh phí đáng kể. Đoàn phim từng hy vọng sau đó sẽ được trang bị tốt hơn. Không ngờ, CCTV trực tiếp chỉ đạo dừng quay khi phim mới đi được nửa chặng đường. Đạo diễn Dương Khiết phải thương lượng nhiều lần, đảm bảo tự lo kinh phí mới được quay tiếp. “Muốn quay 30 tập nhưng ít kinh phí nên đoàn phim cắt giảm còn 25 tập”, Dương Khiết chia sẻ.

Bộ phim về đề tài diệt trừ yêu ma, phép thuật nên nhân vật Tôn Ngộ Không do Lục Tiểu Linh Đồng đóng phải thực hiện nhiều cảnh bay lượn trên không. Với những cảnh ở độ cao vừa phải, đoàn phim phải sử dụng dây cáp mỏng giữ thăng bằng, phía dưới đặt tấm đệm. Thời điểm thập niên 1980, việc sử dụng công nghệ cáp treo không phổ biến tại Đại lục. Đoàn phim phải cử người sang Hong Kong học hỏi kỹ thuật. Nhưng sau đó cũng vì thiếu kinh phí, đôi khi dây cáp còn bị thay thế bằng dây thừng hoặc dây dù.

 Hệ thống xe cẩu được đoàn làm phim sử dụng tối đa. Tuy nhiên do thô sơ, Lục Tiểu Linh Đồng từng bị tai nạn trên phim trường. “Trư Bát Giới và Tôn Ngộ Không là ngã nhiều nhất. Mỗi lần như thế, họ lại vỗ tay chúc mừng đối phương”, đạo diễn Dương Khiết nhớ lại.

Đạo cụ thiếu thốn, những cảnh tòa tháp trên phim đa số đều là mô hình với kích thước nhỏ gọn được lắp ráp đơn giản. Thời bấy giờ, công tác tạo hiệu ứng sương khói cũng đơn giản đến mức độ gây cười. Nhân viên hậu trường trước mỗi cảnh quay có nhiệm vụ đi rắc bột trắng hoặc bột màu mù mịt tạo hiệu ứng.

Theo Đường Tăng đi lấy kinh có Bạch mã. Nhưng lúc đó đoàn phim không tìm được ngựa trắng nên đành phải sử dụng một chú ngựa đen và dùng sơn trắng “đánh lừa khán giả”. Mỗi lần quay cảnh dưới nước là một lần khổ vì “đạo cụ” bị trôi đáng kể.

Loading...

Khán giả cũng không lạ việc một diễn viên đóng nhiều vai để tiết kiệm chi phí. Đơn giản như Lý Hồng Xương. Ông đảm nhận vai trò phó chủ nhiệm sản xuất phim nhưng kiêm luôn 7 vai trong phim. Trì Trọng Thụy diễn 4 vai: Đường Tăng, Long Vương, Thiên đình văn thần, Sa Tăng (trong tập Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu).

Đây là cảnh khi thầy trò ngồi trên lưng cụ rùa vượt sông. Cảnh phim nhấp nhô nhưng thực tế đoàn phim ngồi trên lưng rùa đá.

Những dòng chữ giới thiệu và phụ đề trong phim đều do một nghệ sĩ thư pháp viết tay, không được đánh máy như hiện tại.

Mặc những khó khăn, Tây du ký 1986 chứng tỏ thành công của phim vượt qua mọi cảnh nghèo.

Loading...