Tuyệt kỹ “NHỤC THÂN” – Sự thật bất ngờ về trạng thái xác của các vị cao tăng sau khi viên tịch

“Người xuất gia đến cũng tay không, đi cũng tay không. Sau khi ta đi rồi chẳng có gì để lại cho các con, chỉ để lại hình hài này cũng là vật vô giá đấy”.

Sau khi viên tịch (qua đời), các vị cao tăng của Phật giáo thường được hỏa táng và tro cốt sẽ xuất hiện những viên ngọc xá lợi tử. Bên cạnh đó, một số cao tăng thì lại trải qua nghi lễ “ướp xác”, sẽ được đặt ngồi thiền tọa trong một ang (chum, vại) sau đó đóng kín ang lại. Trong chum có để than củi, gỗ đàn hương và vôi, sau đó phong kín miệng chum lại, đợi đúng 3 năm sẽ mở ra.

1
Lão hòa thượng Phúc Hậu và chiếc ang ướp xác

Vào ngày 10/1/2016, chùa Phổ Chiếu, núi Tử Mạo ở tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc đã tổ chức nghi lễ khai ang ướp xác lão hòa thượng Phúc Hậu. Sau khi mở ang ra, mọi người thấy thân xác của cao tăng không bị phân hủy, râu tóc vẫn còn nguyên vẹn và trở thành trạng thái thân thể bất hoại.

3
Lão hòa thượng Phúc Hậu đã trở thành trạng thái thân thể bất hoại, râu tóc vẫn còn nguyên.

4
Nghi lễ tổ chức khai ang.

5
Lấy xác ướp của cao tăng ra để mang đi dát vàng.

Quá trình dát vàng sẽ phải mất khoảng ba tháng. Xác ướp của cao tăng sẽ được mang đi gột rửa tẩy uế nhục thân bằng cách lau sạch sẽ thân thể bằng rượu mạnh rồi quấn bằng nhiều lớp vải gạc.

7
Phủ nhiều lớp sơn mài lên xác ướp

 

8
Lớp sơn cuối cùng là sơn màu vàng.
9
10
Sau khi dát vàng, xác ướp cao tăng sẽ được mặc áo cà sa rất uy nghiêm. Lão hòa thượng Phúc Hậu đã đạt đến cảnh giới thân thể bất hoại, công đức viên mãn.

Tuyệt kỹ của thuyết “Nhục thân”

Phong tục thờ phụng “Nhục thân Bồ tát” trong Phật giáo Trung Hoa bắt nguồn từ đời Đường. Vào năm Trinh Nguyên thứ 6 (790), thiền sư Nguyên Tế khi 91 tuổi tự biết đã sắp viên tịch bèn trở về Nam Đài Tự ở Hành Sơn, tỉnh Hồ Nam. Thiền sư từ đó không ăn, chỉ dặn đồ đệ sắc thuốc để uống. Thuốc sắc có đến hàng trăm loại do sư hái, mỗi ngày uống đến hơn 10 bát, sau khi uống thì tiểu tiện rất nhiều, mồ hôi ra như tắm. Uống thuốc liên tục hơn 1 tháng sau thì sư gầy hẳn đi nhưng sắc mặt hồng nhuận, hai mắt sáng rực.

Năm Trinh Nguyên thứ 10, đại sư Nguyên Tế viên tịch trong lúc đang ngồi kiết già đọc kinh. Đệ tử tuân theo lời dặn, để nguyên hơn 1 tháng sau nhục thân của sư vẫn tỏa mùi hương nên không hỏa táng như thông lệ mà đặt di thể đại sư vào quan tài bằng đá. 3 năm sau khi mở quan tài, di thể đại sư vẫn tươi như còn sống, người ta cho là Địa Tạng bồ tát giáng thế nên dát vàng toàn thân để thờ qua hơn nghìn năm. Năm 1911, kim thân của đại sư Nguyên Tế ở cung Hoạt Phật, thị trấn Bộ Văn, Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến bị quân Nhật Bản đưa về Nhật Bản. Qua kiểm tra, trong bụng của thiền sư Nguyên Tế không có tạp vật, cơ thể thấm thuốc chống mục, miệng và hậu môn đều được bịt kín, đấy có thể là nguyên nhân cơ bản giúp thi thể không bị hủy hoại. Nhưng cho đến nay, các nhà nghiên cứu cũng chưa thể kết luận là trước khi viên tịch thiền sư đã sử dụng những loại thảo dược gì để bảo dưỡng nhục thân.

Loading...

“Nhục thân” vốn là từ dùng để chỉ xác thân huyết nhục do cha mẹ tạo ra. Nhưng trong Phật giáo, “nhục thân” là “toàn thân xá lợi”, tức là các bậc cao tăng hay đại thiện tri thức sau khi viên tịch thì thân xác của họ vẫn nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của thời gian, không gian mà hư hoại, tan nát, thành tựu “Kim Cang bất hoại chi thân”.

Loading...