Nỗi bất lực tuyệt tự của Lục Tiểu Linh Đồng

Bốn đời gia đình Lục Tiểu Linh Đồng gắn liền với văn hóa “diễn khỉ”, họ trở thành đế chế của nền giải trí Trung Quốc nhưng giờ đây đang đứng trước bờ vực không còn kế thừa.

Tây du ký 1986 trở thành kinh điển cũng là 31 năm Lục Tiểu Linh Đồng được coi là biểu tượng giải trí khó thay thế của Mỹ hầu vương trên màn ảnh nhỏ. Ở tuổi 58, ông vẫn miệt mài làm phim, đóng phim về Tôn Ngộ Không.

tin tức giải trí
                      Sự có mặt của Lục Tiểu Linh Đồng thu hút nhiều khán giả.

Gặp nghệ sĩ gạo cội không khó, Lục Tiểu Linh Đồng thường tất bật với các sân khấu về “Mỹ hầu”. Gần nhất khi đến Trùng Khánh biểu diễn, khán giả thấy ông đang miệt mài trong phòng hóa trang. “Chỉ cần hô chuẩn bị, Lục Tiểu Linh Đồng sẽ đứng dậy tự chỉnh trang phục từ cổ áo đến khăn quàng cẩn thận. Từ xưa đến nay, ông đều như vậy, trước ống kính cần phải chỉnh tề”, người quản lý Lục Tiểu Linh Đồng miêu tả.

“Lục lão sư” thừa nhận là người cầu toàn, tỉ mỉ. Ông chia sẻ: “Khi còn nhỏ, tôi buộc dây giày cũng đòi hỏi không xô lệch. Tôi ghét những người đàn ông chậm chạp, lười biếng. Đàn ông có trách nhiệm phải dám trở thành trụ cột gia đình, mạnh mẽ như tinh thần Hầu vương”.

tin tức giải trí
                                “Lục lão sư” thừa nhận là người cầu toàn, tỉ mỉ

Ấy vậy mà người đàn ông tưởng như mạnh mẽ lại bước qua nhiều thăng trầm cuộc sống, đối diện với sự bất lực của chính bản thân trước sự sinh tồn của gia tộc.

Gia tộc 4 đời xiếc khỉ

Lục Tiểu Linh Đồng tên thật là Chương Kim Lai. Ông sinh ngày 12/4/1954 tại Thượng Hải, nguyên quán ở Thiệu Hưng (Chiết Giang). Nhờ thành công Tây du ký, ông hiện đảm đương vai trò Giáo sư tại Đại học Chiết Giang, diễn viên cấp một quốc gia.

Có được thành công này không phải sự ngẫu nhiên. Giới trong nghề đều biết đến gia tộc họ Chương nổi tiếng với văn hóa “xiếc khỉ” tại Thiệu Hưng. Họ có đến bốn đời miệt mài nghiên cứu văn hóa mỹ hầu. Sina đánh giá về gia tộc nhà họ Chương: “Một nhà hầu hí ngàn nhà xem, bốn đời hầu vương trăm năm thành truyện”.

Như song24h.net cập nhật: “Nói đến tích Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, phải nghĩ đến kịch Thiệu Hưng của Giang nam Hầu vương Lục Linh Đồng”.

Từ đầu thế kỷ 20, có hai phái thường biểu diễn Kịch Khỉ trên sân khấu, Bắc phái hầu vương và Nam phái hầu vương. Nhưng phái Bắc dần bị mai một, Nam phái hầu vương được ca tụng, nhắc đến nhiều hơn. Và cụ cố của Lục Tiểu Linh Đồng là người sáng lập.

Từ thời cụ cố, đến cụ và cha, anh ông đều hóa thân thành Tôn Ngộ Không trên sân khấu. Cụ cố – Chương Đình Xuân được gọi là “Hoạt hầu vương”, Cụ – Chương Ích Sinh là “Hoạt hầu so đấu”, cha – Chương Tông Nghĩa – “Nam hầu vương”.

Ngoài ra, bác Lục Tiểu Linh Đồng – Thất Linh Đồng cũng là nghệ sĩ toàn năng. Đáng tiếc, cuộc đời ông nhiều thăng trầm. Sau cải cách văn hóa, ông qua đời vì bạo bệnh ở tuổi 47. Mọi gánh nặng kế thừa được đặt lên vai cha Lục Tiểu Linh Đồng.

“Gia đình chúng tôi gốc gác làm nông. Cố nội không lấy việc biểu diễn làm nghiệp kiếm tiền. Tôi nhớ mỗi năm Tết đến, cố lại đội mặt nạ khỉ, chan trần, tay cầm cuốc mà tưởng gậy Như Ý”, Lục Tiểu Linh Đồng nhớ lại.

Người thừa kế không được trông đợi

Trong gia đình truyền thống, cậu bé Chương Kim Lai không phải là người thừa kế được trông đợi. Lục Linh Đồng có 11 người con, Kim Lai là con út, tính hướng nội từ bé, vóc dáng lại nhỏ nhắn gầy yếu. Lục Linh Đồng xác định kế thừa gia tộc là con trai thứ hai – Chương Kim Tinh, nghệ danh Tiểu Lục Linh Đồng (với hàm ý Lục Linh Đồng thứ hai).

Chương Kim Tinh không phụ lòng kỳ vọng, trở thành sao nhí hàng đầu trên sân khấu khỉ. Người ta nói đã là dân gốc Thiệu Hưng, ai cũng nhớ đến tấm ảnh Tiểu Lục Linh Đồng khi còn nhỏ được Thủ tướng Chu Ân Lai bế bồng. Chu Ân Lai dặn dò Lục Linh Đồng: “Nếu anh muốn gia tộc vững bền hãy bồi dưỡng nhiều Tiểu Lục Linh Đồng”.

Nhưng có lẽ trời cao cũng yêu quý Tiểu Lục Linh Đồng. Năm 1966, Tiểu Lục Linh Đồng qua đời, khi đó chưa tròn 16 tuổi. Cực chẳng đã, Lục Linh Đồng dồn tâm trí vào cậu con trai út còn nhỏ tuổi, đổi tên cho con là Lục Tiểu Linh Đồng.

“Trách nhiệm đột nhiên đến, tôi chấp nhận và chịu sự thử thách từ cha. Mỗi ngày, tôi dậy từ sáng sớm để luyện hỏa nhãn kim tinh, sống cùng khỉ để bắt chước từng động tác”, Lục Tiểu Linh Đồng nhớ lại.

Năm 1982, ông tham gia buổi tuyển chọn diễn viên cho Tây du ký của đạo diễn Dương Khiết. Tổng đạo diễn bay từ Bắc Kinh đến Thượng Hải tìm cha Lục Tiểu Linh Đồng để tư vấn diễn viên. Điều bà không ngờ là ông lại đề cử con trai vào vai chính.

Trong cuốn tự truyện sau này, đạo diễn Dương Khiết tâm sự: “Tôi trăn trở, muốn nói lời từ chối nhưng lại nể tiền bối Chương. Lục Tiểu Linh Đồng trong mắt tôi cơ bản là không hợp vai. Từ vóc dáng đến cử chỉ, tôi không thấy có điểm tương đồng với nhân vật Ngộ Không. Tôi đồng ý chỉ vì nể nang sự nhờ vả của ông Lục Linh Đồng”.

Mỗi khi được hỏi về chuyện từng bị hắt hủi, Lục Tiểu Linh Đồng đều vui vẻ. Ông nói: “Tôi diễn là để cho anh trai xem”.

‘Hưởng lợi khi anh trai qua đời’

“Đối với tôi, anh trai là thần tượng không thể thay thế. Tôi vẫn nhớ năm 1961, ông Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình đều tán thưởng gọi anh là thần đồng sân khấu. Ảnh của anh được in thành tem”, Lục Tiểu Linh Đồng xúc động trong lần hiếm hoi giải thích vì sao đeo đuổi đam mê diễn Hầu vương.

Lục Tiểu Linh Đồng nói cái chết của anh trai là nỗi bất lực lớn nhất trong cuộc đời. “Ngày tôi sinh nhật 7 tuổi, anh còn chúc mừng. Sang ngày hôm sau, anh đã nói lời vĩnh biệt. Một đứa trẻ như tôi ngày ấy hiểu gì về cái chết. Nhưng tôi hiểu sẽ không bao giờ được cùng anh trò chuyện, không được nghe kể về Tôn Ngộ Không cùng Trư Bát Giới”.

Ông luôn nhớ về di ngôn anh căn dặn trước khi qua đời:

– Em trai, anh sắp chết rồi.- Chết là gì hả anh?- Chết là em sẽ không bao giờ được gặp anh nữa.- Nếu em nhớ anh, làm sao có thể gặp lại anh?- Một ngày kia, nếu em có thể diễn Tôn Ngộ Không. Em lại có thể nhìn thấy anh.

Khi bản thân đã bước vào tuổi U60, nỗi nhớ anh trai giờ chỉ còn là hoài niệm buồn trong ký ức. Nhưng lời dặn của Tiểu Lục Linh Đồng luôn là kim chỉ nam dẫn đường cho ông.

“Mỗi khi tôi mệt mỏi, tôi lại nhớ tới anh trai, nhớ tới ngày năm đó anh ở giường bệnh. Quá khứ lại ùa về rõ ràng. Tôi tưởng tượng có chiếc thuyền nhỏ đang đưa tôi đến nơi gặp anh.

Anh vẫn như ngày ấy, một chàng thanh niên 16 tuổi. Tôi muốn hỏi anh ở nơi xa xôi đó phải chăng vẫn có sân khấu, có những niềm vui nhỏ nhặt, có sông nước như quê nhà. Tôi cũng muốn hỏi anh ở một mình có cô đơn không?”.

Lục Tiểu Linh Đồng luôn tự nói vị trí ngày hôm nay của ông là sự đánh đổi bằng chính sinh mệnh anh trai. Ông cho rằng lời nói dù khó nghe nhưng là sự thật.

“Đối với tôi, nếu nhị ca không qua đời, diễn viên chính Tây du ký khẳng định là anh, không phải tôi. Tôi đã hưởng lợi sau cái chết của anh mình”, ông kiên quyết nói trên Sina.

Nỗi đau tuyệt tự

Lục Tiểu Linh Đồng nói cả đời ông đều cố gắng làm đến cùng, không đầu hàng số phận. Vậy nhưng lại có hai việc đành bất lực, đó là sự ra đi của anh trai và việc không con trai nối dõi. Con gái duy nhất của ông hiện sống ở Canada.

“Tôi là người trẻ nhất trong gia tộc còn đam mê diễn khỉ”, ông buồn bã. Gia đình họ Chương có quy định “xiếc khỉ chỉ truyền cho con trai, không để lại cho phụ nữ”.

Nhiều đêm nằm nghỉ ông chỉ trằn trọc câu hỏi: “Tôi không có con trai, nghiệp gia tộc biết truyền cho ai?”.

Gánh nặng kế thừa truyền thống với bề dày hơn 100 năm đặt lên vai Lục Tiểu Linh Đồng. Mỗi khi ra phố hay họp gia đình, ông đều đau đầu về chuyện nối dõi truyền thông. Mãi đến gần đây, ông mới buông bỏ mọi phiền muộn. Lục Tiểu Linh Đồng hiểu đã đến lúc văn hóa Mỹ hầu không còn thuộc về gia đình họ Chương.

Loading...

“Chỉ cần ai đó phù hợp, tôi có thể truyền đạt lại mọi kinh nghiệm, bất kể dân tộc hay văn hóa khác biệt. Tôi mong rằng tinh túy văn hóa Tây du không bị hủy hoại trong tay nhà họ Chương”, ông chia sẻ về ý định tìm trò. Ông kể những năm qua cố gắng đi khắp nơi tìm đệ tử nhưng không thành.

Sự cố chấp với vô vàn yêu cầu khe khắt cùng cái nhìn khó chịu dành cho dàn diễn viên trẻ khiến Lục Tiểu Linh Đồng bị dư luận chê cười. Nhiều ý kiến cho rằng Lục Tiểu Linh Đồng gặp may khi là người đầu tiên diễn Tôn Ngộ Không trên màn ảnh.

“Tôi chỉ muốn nói diễn Khỉ không phải đeo mặt nạ lông, múa gậy là trở thành Tôn Ngộ Không. Cái đó là hủy hoại văn hóa. Tôn Ngộ Không nếu mất đi tinh thần Đại thánh sẽ không còn là Ngộ Không, có khác gì yêu quái. Xiếc khỉ cùng truyền thống cũng không thể vội vàng”, ông trăn trở về tương lai văn hóa Mỹ hầu.

Loading...

"Các thông tin từ mục sổ mơ hôm nay chỉ mang tính chất giải trí và tham khảo là chính, mọi người không nên học và làm theo nội dung bên trên nhé."