Sự tích Vu Lan báo hiếu, Ai còn mẹ xin đừng làm nước mắt mẹ rơi

Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch, người dân Việt theo đạo Phật có một ngày lễ lớn gọi là ngày lễ Vu Lan hay còn có tên gọi khác là Tết Trung Nguyên. Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo vì vậy mà dân gian ta có câu “Tết cả năm không bằng rằm tháng bảy”. Đây là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên – một tập tục đáng quý của người Việt, thể hiện truyền thống đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Sự tích và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật.

Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng huệ nhãn tìm kiếm. Thấy mẹ vì gây nhiều nghiệp ác nên rơi vào ngục A Tỳ làm quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên, do đói ăn lâu ngày nên mẹ của Mục Liên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi, tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy thức ăn đã hóa thành lửa đỏ khi đưa lên miệng.

Quá thương cảm, xót xa Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp. Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát”.

Các thông tin được nhiều độc giả quan tâm
Cách nấu cơm ngon dẻo mà không phải bà nội trợ nào cũng biết

Bướm bay vào nhà: Những điềm báo và ý nghĩa phong thủy có thể bạn chưa biết

Lợi ích của sữa chua hoa quả, cách làm sữa chua hoa quả tại nhà cực hay

Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.

Ngày lễ Vu Lan bởi thế không chỉ có ý nghĩa là ngày cúng lễ tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cúng cho các vong hồn cô quạnh mà sâu xa hơn, nó nhắc nhở người ta biết trân trọng những gì mình đang có: cha mẹ, gia đình, người thân. Vào ngày lễ Vu Lan nếu ai còn mẹ thì được cài lên áo bông hồng màu đỏ, người đó sẽ thấy tự hào khi mình còn có mẹ. Những ai không còn mẹ thì được cài lên áo bông hoa màu trắng. Người được cài bông hoa màu trắng sẽ cảm thấy xót xa, nhớ thương người mẹ đã mất. Người được cài bông hồng màu đỏ thì sẽ thấy sung sướng, nhớ rằng mình còn có mẹ bên cạnh và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai mẹ không còn, dẫu có khóc than cũng chẳng còn kịp nữa.

Ý nghĩa lễ Bông hồng cài áo

“Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa”

Loading...

AI ƠI XIN ĐỪNG LÀM NƯỚC MẮT MẸ RƠI!

Loading...